Kinh nghiệm chọn gậy và cách bôi lơ bida chuẩn nhất cho người mới

Kinh nghiệm chọn gậy và cách bôi lơ bida chuẩn nhất cho người mới
5/5 - (1 bình chọn)

Kinh nghiệm chọn gậy và cách bôi lơ bida là điều đầu tiên mà các cơ thủ mới cần phải nắm để khởi đầu ván chơi hiệu quả. Khi sở hữu một cây cơ bida tốt và bôi lơ bida đúng chuẩn, khả năng bạn chiến thắng các đối thủ đã thêm khoảng 20% rồi đấy. Hãy cùng Review Bida tìm hiểu ngay các tiêu chí chọn gậy và các bước bôi lơ bida chuẩn nhất nào.

Có mấy loại gậy dùng để chơi bida?

Trước khi tìm hiểu cách chọn gậy và cách bôi lơ bida, bạn có thể tìm hiểu các loại gậy bida được sử dụng phổ biến hiện nay. Bida có ba loại cơ thông dụng đó là cơ 3 băng, cơ libre (cơ bida lip) và cơ lỗ (cơ bida pool).

Đặc điểm của cơ bida lỗ:

  • Cân nặng: 520 – 600 gram
  • Chiều dài: 147 cm
  • Đầu cơ: 12 – 14 mm
  • Đặc tính: Ngọn cơ mập và thẳng, đủ nặng để tạo sự ổn định trong các cú đánh.
Có mấy loại gậy dùng để chơi bida?
Có mấy loại gậy dùng để chơi bida?

Đặc điểm của cơ bida libre (cơ bida lip):

  • Cân nặng: 420 – 470 gram
  • Chiều dài: 140 cm
  • Đầu cơ: 11.5 mm
  • Đặc tính: Nhẹ nhàng, giúp giảm thiểu lực tác động vào bi, thường được sử dụng trong cơ ken, đầu cơ nhỏ thuận lợi cho các cú retro.

Đặc điểm của cơ bida 3 băng:

  • Cân nặng: 520 – 570 gram
  • Chiều dài: 140 cm
  • Đầu cơ: 11.75 – 12 mm
  • Đặc tính: Đủ nặng để tối ưu hóa lực đánh, từ đó giảm độ lệch của bi và giúp bi di chuyển đúng số băng cần thiết để ghi điểm.

Gậy bida có cấu tạo như thế nào?

Nắm được cấu tạo của cơ bida sẽ giúp bạn biết cách chọn gậy và cách bôi lơ bida. Cấu tạo cơ bản của gậy bida sẽ bao gồm các bộ phận chính như: cán cơ, ngọn cơ, phíp, và đầu cơ.

Cán cơ

Cán cơ thường có thiết kế rỗng ở phần đáy để người chơi có thể “nhét ốc” vào, tăng trọng lượng của cơ bida. Tuy nhiên, điều này cần được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh làm mất đi sự cân bằng và ổn định của cơ. Khi chọn cán cơ, nên ưu tiên các yếu tố như độ thẳng, chất liệu, sau đó mới đến tính thẩm mỹ.

Ngọn cơ

Ngọn cơ là bộ phận quan trọng, ảnh hưởng lớn đến mỗi cú đánh. Vì vậy bạn nên chọn ngọn cơ làm từ gỗ tốt. Ngọn cơ có thể là ngọn đặc hoặc ngọn cơ bida trợ lực. Đối với người mới chơi thì nên chọn loại ngọn đặc để dễ sử dụng hơn.

  • Ngọn 12mm: Dùng cho chơi Pool, đánh điều bi và đánh 3C (3 băng).
  • Ngọn 11.5mm: Dùng cho đánh Libre (bida phăng). Lưu ý không dùng ngọn nhỏ để đánh lực lớn (3C hoặc Pool) vì dễ bị cong.
  • Ngọn 13mm: Dành cho chơi bida lỗ, đặc biệt là cú phá bi ban đầu.
Gậy bida có cấu tạo như thế nào?
Gậy bida có cấu tạo như thế nào?

Phíp cơ

Khi chọn gậy và cách bôi lơ bida, bạn cần biết phíp cơ là bộ phận gì trên gạy bida. Phíp cơ bida libre và 3 băng thường có kích thước khoảng 8-10 mm, trong khi phíp bida lỗ dao động từ 13-18 mm. Đường kính đầu phíp thường chênh lệch từ 11.5-12 mm.

Đầu cơ (đầu tẩy)

Hiện nay có nhiều loại đầu tẩy phổ biến như tẩy da bò 8 lớp, tẩy nicest, tẩy trâu buffalo. Ngoài ra, còn có các loại tẩy cao cấp như tẩy F1, tẩy Kamui. Đầu tẩy có thể thay dễ dàng giúp cơ thủ lựa chọn loại phù hợp với phong cách chơi của mình.

>> Xem ngay: Bida cơ bản – Cách chơi từ cơ bản đến nâng cao dễ hiểu

Chất liệu của gậy bida 

Khi tìm hiểu cách chọn gậy và cách bôi lơ bida, bạn cần chú ý đến chất liệu của loại gậy này. Hiện nay có hai loại chất liệu chính được sử dụng để tạo ra cây cơ bida, đó là chất liệu gỗ và chất liệu carbon.

Chất liệu gỗ

Các loại gậy bida gỗ thường được sử dụng gỗ chun Campuchia, gỗ mun, gỗ marble Mỹ, marble Trung Quốc, marble Canada, gỗ da báo và gỗ cẩm. Mỗi loại gỗ có đặc điểm vân gỗ khác nhau.

  • Cơ bida làm từ gỗ chun Campuchia, gỗ marble và gỗ da báo là các dòng cơ phổ thông.
  • Cơ bida làm từ gỗ cẩm và gỗ marble Canada là các dòng cơ cao cấp.

Độ bền của cơ gỗ phụ thuộc vào hai yếu tố:

  • Tuổi gỗ và quy trình xử lý gỗ: Gỗ đủ tuổi và được xử lý, sấy kỹ sẽ làm cho cơ bida rất bền và ít bị cong. Ngược lại, cơ làm từ gỗ non và không được sấy kỹ thường dễ bị cong và có độ bền kém.
  • Cách bảo quản gậy bida: Để tránh bị cong, bạn cần bảo quản cơ ở nơi khô ráo, không nóng và không ẩm. Nếu để cơ trong bao, bạn nên đặt thêm gói hút ẩm vào bao.
Chất liệu của gậy bida 
Chất liệu của gậy bida 

Chất liệu carbon

Khi tìm hiểu cách chọn gậy và cách bôi lơ bida, bạn nên tìm hiểu về loại cơ làm bằng carbon. Cơ làm từ carbon thường có màu đen hoặc xám, bề mặt mịn và rất thẳng. Chúng ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết như cơ gỗ. 

Tuy nhiên, để duy trì độ bền và vẻ đẹp, cơ làm từ carbon vẫn cần được bảo quản cẩn thận. Nó giống như chăm sóc một “thanh bảo kiếm”. Để chọn được một cây cơ bida tốt, bạn nên mua từ các cửa hàng có uy tín và thương hiệu đáng tin cậy.

Một số tiêu chuẩn dùng để đánh giá gậy bida

Để đánh giá một sản phẩm cơ bida có đạt chuẩn hay không, chúng ta sẽ dựa vào những tiêu chuẩn sau đây:

Độ thẳng của cơ bida

Cơ bida cần phải thẳng để đảm bảo độ chính xác khi ngắm và đánh. Nếu cơ bị cong sẽ làm lệch cú đánh. Cơ gỗ dễ bị cong vênh do tác động của môi trường. Vì vậy anh em cần kiểm tra kỹ độ thẳng của cơ trước khi sử dụng. Bạn có thể kiểm tra bằng cách lăn cơ trên mặt phẳng như mặt bàn bida để xem đầu cơ có nhấp nhô hay không.

Trọng lượng và độ dài của cơ bida

Khi tìm hiểu cách chọn gậy và cách bôi lơ bida, bạn cần chú ý đến trọng lượng và chiều dài của cơ bida. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến lực đánh bida. Cơ bida phổ biến thường dài 1m45 và nặng từ 0,435 – 0,684 kg. Với đường kính thân từ 12mm-13mm. Bạn nên chọn cơ vừa tay, không quá nặng hoặc quá nhẹ để duy trì tư thế và sức lực khi đánh.

Một số tiêu chuẩn dùng để đánh giá gậy bida
Một số tiêu chuẩn dùng để đánh giá gậy bida

Độ rung của cơ bida

Cơ bida nên làm từ gỗ già, rắn chắc để giảm rung khi đánh. Bạn có thể cầm và đánh thử cơ để kiểm tra độ rung, đảm bảo cơ chắc chắn để tạo ra đường bóng đẹp và chính xác.

Đầu lơ trên cơ bida

Đầu lơ là phần chóp đầu cơ, đầu này phải gắn chặt và vừa khít với thân cơ. Đầu lơ chuẩn giúp tạo điểm tiếp xúc chính xác với bi. Bạn có thể kiểm tra bằng cách sờ trực tiếp để đảm bảo đầu lơ tròn và nhẵn hoặc đánh thử.

Lưu ý: Tránh sử dụng giấy nhám mài đầu cơ khi không cần thiết. Vì điều này có thể làm mòn đầu cơ. Bạn chỉ nên mài nhám khi đầu cơ quá phẳng hoặc đầu cơ không bám lơ.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách xác định điểm chết bida chuẩn xác cho người mới

Hướng dẫn cách bôi lơ cho gậy bida chuẩn nhất

Trong quá trình tìm hiểu cách chọn gậy và cách bôi lơ bida, bạn cần biết rằng lơ bida giúp tăng độ ma sát giữa gậy và bi để tạo ra những cú đánh chuẩn xác hơn. Bạn không cần bôi lơ liên tục nhưng nên bôi đậm lơ sau các cú đánh mạnh hoặc trước khi thực hiện các cú rê trô, ép phê hay cu lê.

Cách bôi lơ cơ bản sẽ thực hiện như sau:  

  • Bước 1: Một tay cầm gần đầu cơ, tay kia cầm cục lơ.
  • Bước 2: Tay cầm lơ xoay nhịp nhàng theo một chiều, đồng thời xoay nhẹ tay cầm gậy để đảm bảo toàn bộ đầu gậy được phủ đều lớp lơ.
  • Bước 3: Bạn cần đảm bảo lơ được bôi đều lên phần đầu cơ và các phần xung quanh. 
Một số tiêu chuẩn dùng để đánh giá gậy bida
Một số tiêu chuẩn dùng để đánh giá gậy bida

Lưu ý: Sau khi bôi lơ, nếu thấy đầu cơ bị mất màu xanh, bạn chỉ cần dặm lại nhẹ nhàng 1-2 lần mà không cần xoáy đầu gậy vào chỗ lõm trên cục lơ.

Qua bài viết trên, mọi người đã tìm hiểu được cách chọn gậy và cách bôi lơ bida chuẩn nhất. Nắm được hai yếu tố này, cơ thủ mới sẽ dễ đánh bida hơn và nâng cao kỹ năng đánh bida của mình. Hãy theo dõi ReviewBida thường xuyên để học hỏi thêm nhiều mẹo chơi bida hiệu quả nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *